Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Tham vấn địa phương và cộng đồng về dự thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017 và chia sẻ kinh nghiệm giao quyền cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển khu vực biển có rạn san hô

25. 05. 2018 Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Quy nhơn, Bình Định: ngày 23 và 24/05/2018, Tổng cục Thuỷ sản, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), chương trình UNDP/GEF SGP và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tham vấn và góp ý nội dung văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017.

Các hoạt động chính của chuỗi sự kiện gồm Hội thảo tham vấn về nội dung dự thảo nghị định hướng dẫn về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định về Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và dự thảo nội dung hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Thông tư hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Hội thảo chia sẻ các kinh nghiệm giao quyền cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển khu vực biển có rạn san hô và khuyến nghị cho hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017 và tham quan học tập thực địa tại khu vực thí điểm khoanh vùng bảo vệ san hô Hòn Khô Nhỏ, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn.

Khoảng 70 đại biểu từ các cơ quan trung ương và địa phương, đại diện cộng đồng sẽ tham gia chuỗi sự kiện, bao gồm : Tổng cục thủy sản; MCD; UNDP/GEF SGP; Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định; các đơn vị có liên quan tại tỉnh Bình Định như Sở TNMT, Sở Tư pháp, Sở KH&CN, Sở KH&ĐT, Sở Du lịch, UBND thành phố Quy Nhơn, UBND các huyện, xã/phường (nơi có triển khai các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản), Chi cục Thủy sản, Chi cục biển và hải đảo, các Hội, Hiệp hội, Hợp tác xã, Ban quản lý khu kinh tế Nhơn Hội, Doanh nghiệp, tổ đồng quản lý; Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Cà Mau, Đăk Lăk; BQL các khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Cau; Hội nghề cá và tổ cộng đồng tỉnh Bình Thuận; UBND xã Thanh Hải và tổ cộng đồng tỉnh Ninh Thuận; các tổ chức quốc tế  IUCN, WWF và một số chuyên gia lĩnh vực thủy sản.

Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản thay thế Luật Thủy sản 2003; trong đó đã quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đây là điểm mới, quan trọng để chia sẻ, quyền và trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ và khai thác thủy sản; Nhà nước đã giao quyền cho cộng đồng ngư dân được tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản…, công nhận về mặt pháp lý của các nhóm cộng đồng địa phương trong thực hiện việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để huy động nguồn lực của cộng động ngư dân, tham gia công tác bảo vệ và khai thác một cách có trách nhiệm nhằm tiến tới nghề cá bền vững.

Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017 (Nghị định, Thông tư) cần được xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

a) Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý;

b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;

c) Ngăn chặn hành vi vi phạm trong khu vực được giao quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

d) Được tham vấn đối với dự án, hoạt động có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quản lý;

đ) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

e) Thành lập quỹ cộng đồng.

 HT MCD 23.5 - toàn cảnh

Toàn cảnh hội thảo

Tại Hội thảo tham vấn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017, đại diện Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản – Tổng cục Thủy sản đã trình bày nội dung dự thảo về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhiều ý kiến đóng góp đã được ghi nhận và bổ sung vào bản dự thảo.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, đại diện Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cuc thủy sản chủ trì phiên thảo luận, tiếp thu các ý kiến đóng góp từ hội thảo tới văn bản hướng dẫn thực thi hiệu quả các điểm mới của luật thủy sản 2017 gồm các nội dung về đồng quản lý, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

DSC02963 - v2

Ông Lê Trần Nguyên Hùng (giữa) – đại diện vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản chủ trì phiên thảo luận

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thu Huệ – đại diện MCD, trình bày về cách tiếp cận Quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (EAFM) và đề xuất các kiến nghị lồng ghép trong quá trình thực hiện luật thủy sản 2017.

 

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu đề cập những cơ hội, thách thức, kinh nghiệm của địa phương trong việc bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái rạn san hô gắn liền với với phát triển du lịch. Từ đó đưa ra các khuyến nghị, đề xuất các nội dung quy định hướng dẫn thực hiện Điều 10 Luật Thủy sản 2017 với việc giao quyền quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước ven bờ cho cộng đồng địa phương.

DSC02977

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia chương trình UNDP/GEF SGP phát biểu tại hội thảo: “Từ kết quả thực hiện dự án do GEF hỗ trợ từ 2015 – 2017, kinh nghiệm giao quyền cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển khu vực biển có rạn san hô đã đươc đúc rút từ thực tiễn và từ đó khuyến nghị đóng góp cho hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017”

Các thông tin thêm:

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu UNDP/GEF SGP:

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) quản lý đã triển khai tại Việt Nam từ năm 1999. UNDP/GEF SGP tài trợ cho các tổ chức cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ các dự án trong lĩnh vực môi trường ưu tiêu của GEF: bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế và thích ứng BĐKH, thoái hóa đất và hoang mạc hóa và quản lý rừng bền vững. Trong những năm qua, chương trình tài trợ nhiều dự án thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Thông tin thêm về chương trình tại https://sgp.undp.org/

Dự án Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã nhơn hải,thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình định do Hiệp Hội Thủy sản Bình Định triển từ 2015 đã (i) tạo được sự đồng thuận của cộng đồng và các bên liên quan trong công tác bảo tồn hệ sinh thái san hô,  gắn kết được lợi ích cộng đồng, đặc biệt là lợi ích của những người trực tiếp tham gia làm dịch vụ bảo vệ hệ sinh thái (ii) khuyến khích và sử dụng các sáng kiến, tri thức bản địa cộng đồng khi xây dựng các mô hình sẽ giúp giảm chi phí, phù hợp thực tiễn và giúp cho người dân phát huy vai trò chủ động (iii) Xây dựng cơ sở pháp lý cho các mô hình và tìm kiếm nguồn tài chính bền vững đòi hỏi nhóm chuyên gia dự án phải có trình độ chuyên môn, nắm vững các văn bản pháp quy, nhiệt tình và kiên trì theo đuổi mục đích (iv) gắn kết hoạt động, các chương trình dự án trên cùng địa bàn, và tận dụng nguồn lực, góp phần làm tăng hiệu quả của dự án. Thông tin thêm về dự án xem tại: https://www.dropbox.com/sh/alme0ig7v5c3l24/AAAuxGFb-ThWBIpC5uOJfcIga?dl=0

Dự án “Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân qui mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương, tỉnh Bình Định, Việt Nam”:

Dự án do MCD phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định và Tổng cục Thủy sản triển khai giai đoạn 2 từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019. Dự án tập trung hỗ trợ việc áp dụng tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (EAFM), hướng tới việc duy trì sức khỏe và bảo tồn hệ sinh thái đồng thời đóng góp cho việc phát triển sinh kế của người dân địa phương trong một hệ thống quản trị tốt.

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD):

MCD là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập từ năm 2003. MCD cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển và cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua trình diễn các mô hình thực tế phù hợp với bối cảnh Việt Nam,vận dụng các kiến thức bản địa và kinh nghiệm quốc tế. Thông tin thêm tại http://mcdvietnam.org/

 

 

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh