Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Quản lý tài nguyên và môi trường biển

Quản lý rừng ngập mặn hiệu quả dựa vào cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu

07. 02. 2014 Quản lý tài nguyên và môi trường biển

Ngày12/09/2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Quản lý rừng ngập mặn hiệu quả dựa vào cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu”. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Biên bản Ghi nhớ về hợp tác, điều phối và chia sẻ thông tin ký ngày 18/11/2011 giữa Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) với Nhóm công tác về BĐKH của các Tổ chức phi chính phủ (CCWG) và Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC).

Mục tiêu của hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết chung về hiện trạng, giá trị cũng như các dịch vụ sinh thái liên quan tới rừng ngập mặn trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam, qua đó nâng cao vai trò của cộng đồng và các bên liên quan trong việc xây dựng một cơ chế quản lý rừng ngập mặn hiệu quả ứng phó với BĐKH.

IMG_0069

Tham gia hội thảo có hơn 100 đại biểu đại diện các bộ ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện các cơ quan viện trợ như Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Cơ quan phát triển Quốc tế Australia (Ausaid), cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), cơ quan phát triển Bỉ (BTC), Đại sứ quán Nauy cùng đại diện các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) trong nước và quốc tế. Đặc biệt, toàn bộ cộng đồng và đại diện chi cục kiểm lâm từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Kiên Giang và Sóc Trăng cũng tích cực tham dự.

Tại hội thảo, thông tin về quy hoạch phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam, chương trình giao đất giao rừng (các chính sách và khuôn khổ pháp lý) được giải đáp thông qua bài phát biểu của đại diện Viện Điều tra Quy hoạch rừng – Bộ NN&PTNT. Từ phía các tổ chức Phi chính phủ, đại diện tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm quản lý rừng ngập mặn hiệu quả. Đại diện Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) trình bày mô hình Quản lý rừng ngập mặn và hỗ trợ sinh kế bền vững ở các khu vực ven biển. Hội thảo cũng đã dành thời gian cho các đại biểu địa phương (Thanh Hóa, Nam Định và Kiên Giang) chia sẻ những thách thức trong quản lý rừng ngập mặn ở cấp cộng đồng và vai trò hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Phiên đối thoại mở sau đó giữa cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ và đại diện địa phương đã cho thấy bức tranh chung về các chương trình, chính sách liên quan tới rừng ngập mặn cũng như các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ. Các bên đều cho rằng nâng cao vai trò của cộng đồng là yếu tố rất trong để quản lý rừng ngập mặn hiệu quả. Chuyến tham quan thực địa tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong ngày thứ hai của hội thảo giúp các đại biểu hiểu rõ hơn từ thực tế về lợi ích và hiệu quả trong việc quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.

IMG_0105

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Tấn – Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH nêu rõ “Để ứng phó có hiệu quả và toàn diện với tác động của biến đổi khí hậu, chỉ cố gắng của riêng các cơ quan nhà nước là chưa đủ. Sự đóng góp, chia sẻ của các tổ chức phi chính phủ, của các tổ chức quốc tế, của mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội là cực kỳ quan trọng. Hội thảo này là cơ hội giúp chúng ta hiểu được vai trò của cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý rừng ngập mặn hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra sinh kế bền vững cho người dân”.

Bà Claudia Futterknecht, Giám đốc quốc gia tổ chức CARE Việt Nam, đại diện CCWG chia sẻ: “Thành công cốt lỗi của các tổ chức phi chính phủ là đã huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương trong phục hồi và quản lý rừng ngập mặn. Cộng đồng cần hiểu vai trò của rừng ngập mặn không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH và hỗ trợ sinh kế bền vững”.

IMG_0056

 

Bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc MCD, đại diện mạng lưới VNGO&CC cho biết thêm “Các tổ chức phi chính phủ rất mong muốn những kinh nghiệm được chia sẻ và những vấn đề được tháo gỡ, để phát triển hơn nữa hiệu quả và quy mô của quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng. Các bên cần thúc đẩy hợp tác, phát huy thế mạnh của mình để gìn giữ và mở rộng vành đai xanh ven biển, hướng tới cuộc sống an lành cho cộng đồng”.

Hội thảo được tài trợ bởi chương trình Southern Voices thông qua CARE Việt Nam và Đại sứ quán Thụy Điển thông qua MCD.

 

 

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh