Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Hoạt động

Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá hiệu quả quản lý Khu DTSQ Châu thổ sông Hồng và Khu DTSQ Cát Bà

01. 04. 2015 Hoạt động

“Sinh quyển gắn với con người, sự nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) đòi hỏi phải có sự kết hợp của tất cả chúng ta, khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) là công cụ giúp chúng ta đạt được mục tiêu ứng phó BĐKH. Vai trò của MCD chúng tôi là gắn kết, kết nối các nguồn lực, chuyên gia, và sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện mục tiêu này” đó là thông điệp mà bà Nguyễn Thu Huệ – Giám đốc – Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) chia sẻ tại hội thảo “Chia sẻ kết quả đánh giá hiệu quả quản lí hai KDTSQ (Châu thổ sông Hồng và Cát Bà)”.

IMG_20150331_085322

Bà Nguyễn Thu Huệ – Giám đốc MCD phát biểu tại hội thảo

Hội thảo diễn ra ngày 31 tháng 3 năm 2015, trong khuôn khổ dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) tài trợ bởi USAID, do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình tổ chức. Với sự tham dự của các đại diện các sở Tài nguyên & Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển NT, sở Kế hoạch & Đầu tư, sở Công thương, Đoàn thanh niên, VQG Xuân Thủy, KBTTN Tiền Hải, VQG Cát Bà, các tổ chức NGOs của 4 tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng. Và sự tham gia chia sẻ, góp ý của các chuyên gia đến từ Ủy ban quốc gia chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MaB): GS. Hoàng Trí và Ts Nguyễn Văn Quyền.

Nhằm chia sẻ rộng rãi, cung cấp các thông tin cơ bản và những phân tích sâu về hoạt động quản lí 02 KDTSQ, tham vấn thông tin các đại biểu để góp phần xác định ưu tiên và hành động cần thiết để tăng cường quản lí các khu DTSQ, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy cơ hội phát triển, chia sẻ kinh nghiệm quản lí các khu DTSQ giữa các tỉnh trong bối cảnh ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).

Tại hội thảo, các đại biểu đã hiểu thêm về mối liên quan giữa BĐKH và KDTSQ qua phần trình bày của GS. Hoàng Trí: “BĐKH là câu chuyện toàn cầu, Việt Nam là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH. BDKH làm cho bầu khí quyển nóng lên từ đó dẫn đến một loạt các hiệu ứng theo: nước biển dâng, dòng hải lưu thay đổi, các dịch bệnh gia tang khiến các loai động vật, con người, hệ sinh thái bị ảnh hưởng, kịch bản nước biển dâng làm ảnh hưởng đến canh tác. Vì vây các hệ sinh thái  rừng ngập mặn (RNM) trong các khu dự trữ sinh quyển hấp thu CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính, RNM bảo vệ đê, giảm chi phí bảo vệ đê điều, tạo môi trường cho người dân được sống an toàn hơn., công cụ để giảm thiểu. Công cụ KDTSQ là một trong những công cụ làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy cần phải thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát triển KDTSQ vì mục tiêu ứng phó BĐKH, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.”

Nội dung chính trong hội thảo là phần chia sẻ kết quả đánh giá hiệu quả quản lí KDTSQ sông Hồng và Cát Bà của các chuyên gia từ MAB và VQG Cát Bà, các chuyên gia đã nêu ra trong phần trình bày của mình những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và giải pháp đối với 02 KDTSQ.

Đối với KDTSQ châu thổ sông Hồng, Ts. Nguyễn Văn Quyền – MAB cho biết: “KDTSQ sông Hồng đang đứng trước 5 mối đe dọa lớn là: Tác động của BĐKH, khai thác TNTN, ô nhiễm môi trường, yếu kém trong quản lí, và nhận thức của người dân chưa cao. Trong đó, mối đe dọa về BĐKH và khai thác TNTN là 2 mối đe dọa lớn nhất. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là giá trị lớn nhất của KDTSQ sông Hồng cùng với những thuận lợi như: Đã thành lập Ban quản lí và có cơ chế hoạt động thống nhất giữa 3 tỉnh thuộc khu dự trữ; Vùng lõi của KDTSQ sông Hồng đều là những khu bảo vệ cấp quốc gia; Xây dựng được cơ chế đồng quản lí và chia sẻ lợi ích tài nguyên; Văn hóa bản địa tốt đẹp; Nhận thức, ý thức người dân đang được tăng cường; Phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp thuận lợi, đời sống người dân được quan tâm. Mặc dù có những thuận lợi như vậy nhưng KDTSQ sông Hồng phải đối mặt với không ít khó khăn như: sự phối hợp quản lí giữa các cơ quan chưa nhịp nhàng do cơ chế quản lí chưa được thể chế hóa rõ ràng, phối hợp liên tỉnh khiến công tác triển khai bảo tồn, truyền thông, hỗ trợ phát triển gặp nhiều khó khăn, cơ chế chính sách phát triển KT-XH chưa tập trung tới KDTSQ; Thiếu quy chế về tài chính và nhân lực; Nhận thức về giá trị của KDTSQ của người dân và một bộ phận cán bộ còn chưa cao; Áp lực phát triển kinh tế dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên; Và các nguy cơ từ BĐKH toàn cầu.”

Về KDTSQ Cát Bà, ông Lê Thanh Tuyên – VQG Cát Bà trình bày: “Đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên; Địa chất, địa mạo và địa chính trị; Giàu văn hóa truyền thống biển đảo; Hỗ trợ phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa; Tạo cơ chế nghề nghiệp, tạo giá trị gia tăng cho địa phương là những giá quan trọng nhất của KDTSQ Cát Bà.

Trên cơ sở phát huy những giá trị đó, KDTSQ Cát Bà có những mặt thuận lợi trong việc hỗ trợ ứng phó BĐKH như: Cộng đồng đã được nâng cao nhận thức về vai trò của KDTSQ; Chính quyền các cấp và nhân dẫn đã nhận thức về tầm quan trọng của KKDTSQ đối với đời sống nói chung và trong ứng phó BĐKH nói riêng; Đã nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ và tác tổ chức NGOs; Thành phố đã có những chính sách cụ thể cải thiện đời sống của người dân trong KDTSQ.

Nhưng bên cạnh đó, KDTSQ Cát Bà cũng phải đối mặt với những mối đe dọa như: Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do phát triển du lịch ồ ạt; Tác động của BĐKH, nước biển dâng, thủy triều đỏ, diện tích RNM giảm; Suy giảm đa dạng sinh học; Sự khai thác tận diệt của người dân. Và những khó khăn cần khắc phục là: Công tác quảng bá  tầm quốc tế còn hạn chế; Sinh kế của người dân còn khó khăn và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên; Săn bắt động vật hoang dã trái phép; Sản phẩm của người dân chưa được bao tiêu.”

Trong phần thảo luận, hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến tham vấn của các địa biểu về thực trạng những thuận lợi, khó khăn mà các chuyên gia đã nêu. Hội thảo đã thống nhất đưa ra một số giải pháp ở những khía cạnh chính: Xây dựng cơ chế, kế hoạch phát triển chung cho từng tỉnh và từng KDTSQ; Phát triển nguồn lực phục vụ việc thực hiện cơ chế, kế hoạch của KDTSQ; Thu hút đầu tư tài chính; Thúc đẩy các hoạt động truyền thông cả chiều sâu và chiều rộng về ứng phó BĐKH và các giá trị của KDTSQ; Có những quy hoạch phù hợp với thực tế tại từng khu vực; Tạo thêm sinh kế bền vững mới cho người dân trong KDTSQ;

IMG_20150331_085711

                                                                                           Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo kết thúc với các khuyến nghị được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các KDTSQ trong ứng phó BĐKH như: Cần có sự quan tâm, đầu tư, chuyển đổi của lãnh đạo các tỉnh, các địa phương trên cơ sở đó để có những định hướng đúng để phát triển KDTSQ; Cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong các KDTSQ cần được làm rõ và thực hiện hiệu quả; Thúc đẩy cơ chế hoạt động rõ ràng hơn cho tổ công tác ứng phó với BĐKH; Mỗi tỉnh cần thành lập 1 ban chỉ đạo KDTSQ và UBDN tỉnh là trưởng ban; Cần tạo cơ chế thúc đẩy, gắn kết vai trò của thanh niên trong các hoạt động liên quan tới sinh quyển và ứng phó BĐKH; Cần tiếp tục hỗ trợ và mở rộng những mô hình sinh kế hiệu quả ví dụ như những mô hình: du lịch cộng đồng, trồng lúa chịu mặn, nuôi gà sao, lợn nái do MCD hỗ trợ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào môi trường của người dân.

Trọng Khánh

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh