Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Công cụ thu gom rác (Bẫy rác) Mỹ Tân

    [gallery columns="2" size="medium" ids="21633,21634,21635,21636"]
  • Cac trang khac - Slide 2

Dự án

Dự án MCD 50

07. 05. 2013 Dự án

 

Các mục tiêu cụ thể của dự án:

i.        Năng lực của các nhà quản lý khu bảo tồn biển do địa phương quản lý và cộng đồng tại các địa bàn dự án được tăng cường

ii.        Kế hoạch quản lý thích ứng được hoàn thiện và chia sẻ trong mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam

iii.        Khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu của các sinh kế cộng đồng được cải thiện

iv.        Dự án được quản lý hiệu quả.

Dự án được mong đợi có đóng góp quan trọng trong chương trình hoạt động của Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) về quản lý thích ứng, sinh kế bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng

Dự án MCD 50 đang trong giai đoạn khởi động , thiết lập quan hệ đối tác với các địa phương cấp tỉnh, huyện, xã. Hoạt động đầu tiên của dự án đã được thực hiện là Khảo sát đánh giá hiện trạng và nhu cầu quản lý khu bảo tồn biển cấp địa phương tại 2 tỉnh Bình Định và Quảng Nam. Trong tháng 5 dự kiến sẽ tổ chức Hội thảo khởi động dự án tại Quảng Nam, với sự tham gia của đại diện chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) khu vực và Việt Nam, đại diện đối tác địa phương và các bên liên quan của MCD tham gia dự án.

Cơ quan tài trợ MFF/IUCN (Chương trình Đất ngập nước cho tương lai – Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN)
Khu vực triển khai Vùng ven biển miền Trung Việt Nam

  • Xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
  • Xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
  • Thôn Bãi Hương, Xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Thời hạn Dự án 24 tháng, từ 01/04/2013 đến 01/04/2015
Đơn vị chủ trì thực hiện Dự án Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
Kết quả dự kiến Kết quả 1 – Năng lực của cán bộ quản lý khu bảo tồn biển địa phương và cộng đồng tại các địa bàn dự án được tăng cườngHoạt động

1.1:  Đánh giá nhu cầu và hiện trạng quản lý tại 3 khu bảo tồn biển cấp địa phương

1.2: Tổ chức các khóa tập huấn về kế hoạch quản lý thích ứng, quan trắc kinh tế xã hội và giám sát rạn san hô

1.3: Tổ chức 03 chiến dịch truyền thông về bảo tồn hệ sinh thái và biến đổi khí hậu

Kết quả 2 – Các kế hoạch quản lý được thông qua và chia sẻ trong mạng lưới Khu bảo tồn biển địa phương tại Việt Nam

Hoạt động

2.1:  Xây dựng các kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển địa phương và trình lên cấp chính quyền của địa bàn dự án

2.2:  Xây dựng bộ tài liệu cho mạng lưới khu bảo tồn biển địa phương

2.3: Tăng cường và chia sẻ trong mạng lưới Khu bảo tồn biển địa phương tại Việt Nam

Kết quả 3Sinh kế cộng đồng thích ứng BĐKH được cải thiện

Hoạt động

3.1. Tăng cường năng lực quản lý và phát triển kinh tế hộ gia đình

3.2. Thí điểm hỗ trợ 15 hộ gia đình tại 3 khu bảo tồn biển thực hiện các sinh kế thích ứng

Hoạt động 4 – Dự án được quản lý hiệu quả

Hoạt động

4.1: Ban quản lý dự án được thành lập

4.2: Triển khai và báo cáo dự án

4.3: Giám sát, đánh giá và học hỏi giữa kỳ và cuối cùng

Các nhóm hưởng lợi chính –  15 cán bộ địa phương và nhân viên LMMA trong khu vực dự án có thểi) huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương của họ và hỗ trợ họ thực hiện sinh kế bền vữngii) huy động các nguồn lực và hỗ trợ để xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý thích ứng LMMA-  36 cán bộ địa phương hiểu cách làm việc của LMMA, hỗ trợ cho các nhà quản lý LMMA và cộng đồng với khả năng của họ

–  Cộng đồng (ngư dân nghèo, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, phụ nữ làm chủ hộ): 180 người hiểu mối quan hệ giữa hệ sinh thái rạn san hô và các sinh kế của họ, tích cực tham gia thực hiện kế hoạch quản lý thích ứng; 90 hộ gia đình được cho phép để quản lý và phát triển kinh tế hộ gia đình của họ, ít nhất 20 hộ nghèo được cải thiện về mặt kinh tế

Tài liệu liên quan đến dự án
  • Đề xuất dự án đã được phê duyệt
  • Tóm tắt dự án
  • Khung logic dự án

 

Trả lời

Your email address will not be published.

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh