Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Đối thoại thúc đẩy liên kết phát triển du lịch cộng đồng bền vững khu vực LMMA Quy Nhơn

28. 09. 2017 Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Nằm trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy liên kết phát triển du lịch cộng đồng bền vững, ngày 25/9/2017, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp với UBND TP Quy Nhơn, Sở Du lịch, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định đã tổ chức buổi “Đối thoại thúc đẩy liên kết phát triển du lịch cộng đồng bền vững khu vực LMMA Quy Nhơn”.

_MG_4183 Toàn cảnh hội nghị

Nhằm tiếp nối thành công trong giai đoạn 1 của dự án “Tăng cường quản lý, bảo tồn hệ sinh thái và khả năng phục hồi cộng đồng tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ”. Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ năm 2017-2019”, MCD phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Du lịch, UBND TP Quy Nhơn, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, Hội đồng liên xã TP… đã có các nỗ lực nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển, kết hợp với các nỗ lực vận động sự tham gia của các bên liên quan nhằm xây dựng khu vực bờ biển do cộng đồng địa phương quản lý (LMMA – Locally Marine Management Area).

Sự kiện này đã nhận được sự tham gia của đại diện các Sở Du lịch, Sở GTVT, Sở Văn hóa thông tin, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Bình Định. Cấp Thành phố có Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Văn hóa –  thông tin, phòng tài nguyên môi trường, đoàn thanh niên và hội LHPN thành phố Quy Nhơn cùng đại diện các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, xã đảo Nhơn Châu và phường Ghềnh Ráng. Các doanh nghiệp đang hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định và khu vực Miền Trung, các hộ dân đang hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng và đại diện các cơ quan truyền thông, báo chí.

 

Dựa trên quan điểm tiếp cận phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái ven biển Vịnh Quy Nhơn, cuộc đối thoại đã giúp các tác nhân trong chuỗi du lịch cộng đồng gồm người dân địa phương đang cung cấp các hoạt động du lịch cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, các đơn vị quản lý nhà nước và vai trò của các tổ chức NGOs, đoàn thể địa phương trao đổi, giải đáp các vướng mắc cũng như tìm kiếm các cơ hội để liên kết, hợp tác phát triển du lịch của địa phương..

Thông qua các chủ đề đối thoại gồm: Các chính sách, quy định của Nhà nước đối với hoạt động du lịch cộng đồng; Các cơ hội và thách thức để xây dựng mối liên kết giữa người dân cung cấp dịch vụ du lịch và doanh nghiệp hoạt động du lịch, các câu hỏi của người tham gia liên quan đến việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, diều kiện kinh doanh, chuyển đổi phương thức vận tải của phương tiện (từ tàu đánh cá sang tàu hoạt động du lịch), các quy định về an toàn, các hỗ trợ kết nối, quảng bá hình ảnh, chia sẻ thông tin…và nhiều vấn đề khác đã được giải đáp.

_MG_4203

Đại diện các bên tham gia đối thoại

Một số nhận định chung

Khu vực vùng biển vịnh Quy Nhơn được bao quanh vùng nước ven bờ thuộc các xã, phường: Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, Trần Phú, Hải Cảng đây là khu vực mang tính chất đặc trưng của hệ sinh thái vùng ven biển, có sức bổ sung lớn về nguồn lợi thủy sản cho các ngư trường vùng lộng và vùng khơi, hỗ trợ kết nối chuỗi dinh dưỡng trong chu kỳ sinh học và là nơi sinh dưỡng tôm, cá trong thời kỳ ấu niên, đồng thời là lá phổi và bờ chắn tự nhiên cho việc bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và các tác động của tự nhiên.

Các tác động đối với tính đa dạng sinh học biển của khu vực ven biển vịnh Quy Nhơn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương, cũng như cộng đồng cư dân có sinh kế phụ thuộc vào môi trường và nguồn lợi biển và đối với sự phát triển kinh tế bền vững của khu vực trong tương lai

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản trong khu vực này đang suy giảm mạnh cả về sản lượng khai thác và kích cỡ đánh bắt. Nguyên nhân chủ yếu từ việc khai thác quá mức tại vùng ven bờ với các công cụ thô sơ, khai thác tận diệt. Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, các hiện tượng thời tiết cực đoan… ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống của người dân vùng ven biển.

Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch cộng đồng bền vững được đánh giá sẽ trở thành sinh kế quan trọng cho người dân để khai thác hợp lý và bền vững các tài nguyên có của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội của địa phương nói chung.

Mặc dù vậy, cũng còn rất nhiều những thách thức cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững, ví dụ như:

+ Việc cấp phép cho người dân còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị an toàn, trang bị kỹ năng cho người dân làm du lịch cộng đồng.

+ Các mô hình du lịch cộng đồng chủ yếu là tự phát, không có sự thống nhất chung giữa các hộ, mạnh ai nấy làm, tranh giành khách, phá giá dịch vụ…

+ Các doanh nghiệp du lịch và người dân chưa tìm được tiếng nói chung, mặc dù đã có những hình thức hợp tác mang lại hiệu quả và lợi ích cả cho doanh nghiệp, người dân và cộng đồng dân cư.

+ Địa phương gặp nhiều khó khăn trong quản lý loại hình du lịch này, các HTX du lịch mới thành lập nên còn hạn chế trong quản lý và phát triển.

+ Cả người làm du lịch và khách du lịch chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường cảnh quan, các hiện tượng xả rác bừa bãi, các trường hợp giẫm đạp, bẻ gãy san hô làm quà lưu niệm vẫn xảy ra.

Và còn nhiều khó khăn, thách thức khác.

Từ đó, việc thúc đẩy liên kết giữa người dân và các doanh nghiệp trong phát triển loại hình du lịch cộng đồng được xem là một giải pháp tốt nhằm:

+ Đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững, thông qua cơ chế phân phối lợi ích đồng đều, các bên đều có lợi.

+ Là nền tảng cho việc xây dựng một sân chơi chung về hoạt động du lịch, trong đó người dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi, khách du lịch có được lợi ích từ chi phí họ bỏ ra, Nhà nước xây dựng được cơ chế quản lý và giám sát, đồng thời huy động được nguồn lực để tái đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

 

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh