Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang hoat dong - slide 2

  • Trang hoat dong - slide 1

Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Indonesia và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

05. 05. 2016 Nghề cá, sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng

Nuôi trồng thủy sản là một thành phần quan trọng của ngành thủy sản Indonesia vì nó góp phần đảm bảo an ninh quốc gia thực phẩm, thu nhập và tạo nhiều việc làm và thu nhập ngoại hối từ việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản đã và đang đóng vai trò như là một nguồn thu nhập thay thế cho các cộng đồng ngư dân vùng ven biển, cũng như góp phần làm giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên biển. Trong năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia đã phát triển rất nhanh và hiện nay được coi là một ngành kinh tế quan trong trong hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Indonesia là một quốc gia quần đảo với trên 17.508 hòn đảo và  đường bờ biển dài khoảng 81.000 km, và có một tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiềm năng của Indonesia vào khoảng 15.590.000 ha, bao gồm nuôi nước ngọt 2.230.000 ha, nuôi nước lợ 1.220.000 ha và 12.140.000 ha mặt nước biển. Tuy nhiên, Nuôi trồng thủy sản của Indonesia mới chỉ sử dụng khoảng 50% tổng diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thủy sản. Cụ thể có 10.1% diện tích nước ngọt, 40% nuôi nước lợ và 0.01% diện tích vùng biển có khả năng nuôi trồng thủy sản (Lei Wageninggen UR, 2012).

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3.1 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản đóng góp 34.5% tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khoảng 33.1% mỗi năm từ 2.304.800tấn (2010) lên 3.095.585 tấn (2014)- FAO, 2015.Tổng giá trị xuất khẩu 3.2 tỷ USD (tôm chiếm 70% và thủy sản khác chiếm 30%). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản (80%), 10% USA và 10% các thị trường khác (DG Aquaculture, 2014).

Nuôi tôm bán thâm canh

Nuôi tôm bán thâm canh ở Lampung-Indonesia

Nghề nuôi trồng thủy sản của Indonesia cũng giống như của Việt Nam đã phải đối mặt với một số trở ngại, thách thức trên con đường phát triển hướng đến bền vững, cụ thể như:

Việc phát triển quá nóng, tự phát dẫn đến rất khó kiểm soát các yếu tố đầu vào của sản xuất: chất lượng tôm giống, thức ăn, vật tư thủy sản, nguồn nước, môi trường và dịch bệnh,…Chính vì vậy, một diện tích lớn nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, thu nhập của các hộ dân; (ii) Môi trường sinh thái tại các vùng nuôi còn bị ô nhiễm; (iii) Cộng đồng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thiếu sự liên kết chuỗi trong sản xuất; (iv) Người nuôi  thiếu vốn và thiếu khoa học kỹ thuật,..năng suất và chất lượng thủy sản thấp, thiếu tính cạnh tranh,…

Trước các khó khăn, thách thức cho sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản,  Chính phủ Indonesia đã xây dựng Kế hoạch phát triển nghề tôm theo hướng bền vững, giai đoạn 2010-2014, tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau: (i)Tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản để xuất khẩu,đặc biệt tập trung vào việc tăng cường lợi thế cạnh tranh thông qua việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiệu quả và thân thiện với môi trường; (ii) Phát triển các sản phẩm thủy sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tập trung vào tăng cường và củng cố cơ sở hạ tầng các vùng nuôi; (iii) Thiết lập cơ chế để kiểm soát việc sản xuất, mua bán: thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học và trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản,…(iv) Từng bước phát triển và cải thiện các vùng nuôi theo hướng bền vững (đất liền và trên biển); (v) Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa (ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường, thu hút đầu đặc biệt đầu tư nước ngoài và tăng cường nguồn nhân lực,…); (vii) phục hồi và cải thiện hệ thống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: điện, thủy lợi, hệ thống sản xuất giống, các phòng thí nghiệm,…Tổng mức đầu tư cho Kế hoạch phát triển này khoảng 13.41 nghìn tỷ RPM (10.84 triệu USD).

Một số kết quả đạt được khả quan: Tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia luôn ở mức tăng khoảng 9.34%/năm. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy tăng nhanh, giá trị xuất khẩu thủy sản liên tục tăng từ 1.584,5 triệu USD (2000) lên đến 3.181,9 triệu USD (2014), chiếm 3% GDP của Indonesia; Cơ sở hạ tầng-kỹ thuật (điện, thủy lợi, giao thông) và các hệ thống dịch vụ (hệ thống sản xuất giống, hệ thống phòng thí nghiệm, các nhà máy sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học) được cải thiện đáp ứng tốt nhu cầu nuôi trồng thủy sản; Hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung của Indonesia được Chính phủ hỗ trợ nuôi theo tiêu chuẩn Indonesia Gap (Indonesian Good Aquaculture Practises) và một số vùng nuôi đạt tiêu chuẩn quốc tế ASC, Naturland và GlobalGAP.

Chính những thành công này đã đưa Indonesia trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực Châu Á chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

DSC01345

Chứng nhận IndoGAP (Indonesian Good Aquaculture Practices)

Những bài học kinh nghiệm:

Nghiên cứu, áp dụng phương pháp quy hoạch không gian phát triển bền vững ngành thủy sản, trong đó chú trọng quy hoạch theo phát triển hàng hóa, tâp trung và quan tâm tới các ngành sản xuất và dịch vụ phụ trợ (Sản xuất giống, thức ăn, chế phẩm sinh học) và công nghệ chế biến, xuất khẩu thủy sản.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản.

Về kỹ thuật nuôi tôm theo kinh nghiệm của các chuyên gia Indonesia đối với các vùng nuôi tôm thẻ (Pacific White Shrimp) trong các mô hình bán thâm canh (Semi-intensive shrimp farming), hạn chế thả mật độ dày. Mật độ thả tốt nhất cho các mô hình: truyền thống (extensive):7.500-12.000 giống/ha/vụ; Bán thâm canh (Semi-intensive): 30.000-60.000 giống/ha/vụ; Thâm canh (Intensive): 100.000-150.000 giống/ha/vụ và nuôi kết hợp: 1.500-9.000 giống/ha/vụ.

Hoàn chỉnh, tái cấu trúc lại các tổ hợp tác theo hướng doanh nghiệp xã hội như của Indonesia để có thể tranh thủ sự đầu tư của các doanh nghiệp, chủ động trong kinh doanh và hoạch toán thu chi.

Cải thiện lại tiêu chuẩn VietGap theo hướng đơn giản và từng bước cập nhật để người nuôi tôm dễ thực hiện.

Ths. Vũ Đức Hùng – Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau

Ths. Thân Thị Hiền – PGĐ Tổ chức MCD

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh