Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang tin tức - Slide 2

  • Trang tin tuc - Slide 1

Góc báo chí

Phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ

07. 05. 2013 Góc báo chí

Cộng đồng nghề cá quy mô nhỏ rất cần định hướng để phát triển bền vững bởi dễ bị tổn thương do các thảm họa tự nhiên, nhân tạo và biến đổi khí hậu, lao động cũng phải làm việc trong điều kiện không an toàn.

“Phát triển nghề cá quy mô nhỏ bền vững tại Việt Nam – Dựa trên hướng dẫn của Tổ chức Lương nông LHQ -FAO” là hội thảo tham vấn quốc gia do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức trong 2 ngày (1-2/11) tại Hà Nội.

Lyson_123

 

Hiện, nghề cá tại Việt Nam có khoảng 4,7 triệu lao động, tập trung trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần. Trong năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt 5,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu ở mức 6 tỷ USD (chiếm khoảng hơn 24,44% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp, 6,34% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc).

Theo Tổng Thư ký TW Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu, nghề cá quy mô nhỏ có tác động rất to lớn trong việc tạo dựng sinh kế, giải quyết lao động và khai thác tiềm năng thủy sản ven biển. Do đó, định hướng và tổ chức hoạt động cho nghề cá đang trở thành mối quan tâm chung của Việt Nam và FAO.

Để phát triển bền vững nghề cá quy mô nhỏ, cần đảm bảo quyền lợi của người dân, ngăn chặn tình trạng đánh bắt tận hủy diệt; đề xuất những sáng kiến để tái tạo nguồn lợi ven biển, tạo ra cơ cấu dịch chuyển nghề, mô hình chuỗi sản xuất và đồng quản lý.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp như tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi kinh tế xã hội, tổ chức thu thập số liệu thống kế khai thác vùng ven bờ làm cơ sở cho hoạch định kế hoạch sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất trên biển, phát triển các mô hình tổ hợp, chú trọng phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tạo nguồn vốn tín dụng để giảm số lượng tàu khai thác ven bờ bằng cách chuyển đổi những nghề khai thác ven bờ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi sang các hoạt động thay thế khác như đóng tàu lớn hơn để khai thác xa bờ.

 

Các đại biểu cũng nêu một số mô hình quản lý nghề cá quy mô nhỏ đã phát huy hiệu quả cần nghiên cứu.

Ví dụ mô hình ở xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xã Quỳnh Lập đã thành lập Tổ đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ, bao gồm đại diện của UBND xã, Hội Nông dân, công an xã, trưởng các thôn, cán bộ khuyến ngư của thôn và đại diện cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản. Tổ đồng quản lý này đã xây dựng quy chế hoạt động khai thác vùng biển ven bờ của xã, xây dựng bản đồ phân chia ranh giới khai thác, tạo thu nhập thay thế bằng nuôi cá lồng trên biển. Nhờ vậy hoạt động khai thác đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế nạn khai thác hủy diệt, ô nhiễm môi trường.

Tại An Giang có mô hình Tổ đồng quản lý ở Búng Bình Thiên nhằm xóa bỏ tình trạng khai thác tận diệt dùng lưới mắt nhỏ, chất nổ, xung điện, đánh bắt mùa cá đẻ.

Theo Chinhphu.vn

Trả lời

Your email address will not be published.

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh