Hoạt động
Nhận diện các loài cá mập thuộc công ước CITES từ vây khô
Ngày 26 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội, Vụ Bảo tồn và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Dfish) và Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp tổ chức “Hội thảo tập huấn nhận diện vây cá mập khô trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát”. Hội thảo dành cho các cán bộ làm công tác quản lý và thực thi pháp luật như Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cán bộ quản lý nhà nước ngành Thủy sản.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, đại diện lãnh đạo Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi Thủy sản Khai mạc Hội thảo tập huấn
Hội thảo nhằm tăng cường năng lực cán bộ, góp phần giúp Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn các hoạt động khai thác và thương mại thủy sản bất hợp pháp, đồng thời tăng cường các nỗ lực bảo tồn các loài cá mập nguy cấp.
Ông Lê Hữu Tuấn Anh, đại diện Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi Thủy sản trình bày dự thảo Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn cá loài Cá Mập nguy cấp
Với hàng chục triệu cá mập khai thác hàng năm, quy mô thương mại các sản phẩm từ cá mập lên tới 500 triệu Đô la Mỹ. việc khai thác quá mức và buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm từ các loài cá mập nguy cấp làm tổn hại tới hệ sinh thái biển như san hô, cỏ biển, suy giảm nơi cư trú các loài. Về mặt sinh học, cá mập là động vật ăn thịt duy nhất đứng đầu chuỗi thức ăn. Về mặt văn hóa, tại một số quốc đảo cá mập là biểu tượng cho sức mạnh và sự uy nghiêm chính trực, hình ảnh cả mập được thể hiện trong các bức tranh vẽ hay các tờ tiền in.
Ông Stan Shea – hiệp hội Bloom, Hồng Kông chia sẻ về hoạt động thương mại các sản phẩm từ cá mập
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên viên văn phòng CITES Việt Nam trình bày các nội dung về Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp
Việt Nam là một trong 183 quốc gia đã kí Công ước CITES và đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia bảo vệ các loài động vật biển quí hiếm nguy cấp, bao gồm cá mập. Hội thảo đã mời chuyên gia quốc tế, Bà Debra Lynn Abercrombie hướng dẫn việc nhận diện các loài cá mập trong danh sách CITES qua các mẫu vây khô.
Bà Debra Lynn Abercrombie hướng dẫn các học viên nhận diện các loài cá mập từ vây khô
Buổi hội thảo cũng là dịp để các cơ quan quản lý học tập phương pháp, đưa các kiến thức, tài liệu của chuyên gia vào trong các khóa đào tạo kèm thực hành cho các cán bộ thực thi, để kịp thời tiến hành xử lý các trường hợp.
Đây là một trong các hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực quản lý nghề cá bền vững, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống và phát triển sinh kế bền vững cộng đồng” với tài trợ từ quỹ ADM Hồng Kông.
Các đại biểu tham dự HT
Xem thêm
- Tham vấn lập kế hoạch dự án tại Cà Mau
- Tham vấn địa phương và cộng đồng về dự thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017 và chia sẻ kinh nghiệm giao quyền cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển khu vực biển có rạn san hô
- Với dự án Sẵn Sàng, thanh niên đang tiên phong trong thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng