Dự án
Dự án MCD 40
Mục tiêu cụ thể:
- Đến cuối năm 2013, cộng đồng và các bên liên quan được tăng cường kiến thức và năng lực về ứng phó BĐKH; quy phạm thực hành tốt quản lý tài nguyên biển, phát triển sinh kế lồng ghép biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu được xây dựng và áp dụng cho 02 khu dự trữ sinh quyển khu vực miền Bắc Việt Nam và được kết nối với xây dựng chính sách phát triển về quản lý tài nguyên và ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Dự án MCD 40 đang trong năm cuối, đã thực hiện nhiều hoạt động trong dự án có những kết quả liên quan đến thúc đẩy tiếp cận và chính sách áp dụng quản lý rủi ro hệ sinh thái (ERA) thành công cụ quản lý môi trường hiệu quả tại Việt Nam. Đồng thời, tăng cường cơ chế và năng lực quản lý khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ), thúc đẩy cơ chế quản lý Khu DTSQ, trở thành một trong các tiếp cận quản lý tài nguyên thích ứng BĐKH, phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH, truyền thông tăng cường nhận thức về BĐKH.
Khu vực triển khai |
Tổng số 03 xã tại 03 huyện thuộc 03 tỉnh/thành phố |
Thời hạn Dự án: | 1/1/2011 – 30/11/2013 |
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án: | Khoa Sinh thái học hệ thống , Đại học Stockholm, Thụy ĐiểnTrung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Hà Nội, Việt Nam |
Kết quả dự kiến: | Kết quả 1: Năng lực của người dân và các bên liên quan ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Thái Bình được tăng cường nhằm nâng cao sức đề kháng, và khả năng phục hồi trước biến đổi về tự nhiên và xã hội, sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro hệ sinh thái cho phát triển chiến lược sinh kế bền vữngHoạt động:1.1 Xây dựng phương pháp Đánh giá rủi ro hệ sinh thái (ERA):1.2 Đánh giá có sự tham gia về tình trạng tài nguyên thiên nhiên, tính dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó với BĐKH và xây dựng hồ sơ cộng đồng về điều kiện KTXH1.3 Xây dựng và thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động BĐKH với hệ sinh thái và con người
Kết quả 2: Quy phạm thực hành tốt về quản lý tài nguyên ven biển tại khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà có quan tâm đến ứng phó biến đổi khí hậu được xây dựng, áp dụng và đúc kết kinh nghiệm để chia sẻ với các Khu DTSQ khác tại Việt Nam Hoạt động: 2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên mang tính thích ứng cho khu DTSQ, phù hợp với bối cảnh của địa phương 2.1 Xây dựng năng lực địa phương thực hiện kế hoạch quản lý tài nguyên khu DTSQ 2.3 Tài liệu hóa và chia sẻ các phương pháp và hướng dẫn thực hành quản lý tài nguyên khu DTSQ
Kết quả 3: Ngư dân nghèo và cộng đồng sinh sống trong khu DTSQ được xây dựng năng lực nhằm duy trì và phát triển cuộc sống trong bối cảnh tác động của BĐKH và tai biến môi trường với các quy phạm thực hành tốt về phát triển sinh kế bền vững ứng phó BĐKH, hiện thực hóa khái niệm khu DTSQ hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn 3.1 Đánh giá các sinh kế hiện có tại địa phương, quan tâm đến các tác động của biến đổi khí hậu 3.2 Trình diễn các mô hình sinh kế thân môi trường, lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu 3.3 Tài liệu hóa và chia sẻ các phương pháp và hướng dẫn quy phạm thực hành tốt về phát triển sinh kế
Kết quả 4: Các bài học kinh nghiệm được tổng hợp, tài liệu hóa đưa ra khuyến nghị để tác động chính sách cấp thành phố và cấp quốc gia, góp phần vào quản lý tốt hơn tài nguyên biển đảo, ứng phó hiệu quả với tác động BĐKH, và thúc đẩy áp dụng tiếp cận KDTSQ tại Việt Nam 4.1 Tăng cường năng lực cho lãnh đạo cộng đồng 4.2 Xây dựng năng lực cho tổ chức phi chính phủ và đối tác thực hiện dự án 4.3 Xây dựng mạng lưới và các chiến dịch truyền thông cộng đồng |
Các nhóm hưởng lợi chính: |
Cán bộ các tổ chức xã hội, viên nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên biển, ứng phó BĐKH cấp tỉnh và cấp quốc gia (40 cán bộ) |
Tài liệu liên quan đến dự án: |
|