Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang tin tức - Slide 2

  • Trang tin tuc - Slide 1

  • Trang gioi thieu - slide 2

Tin tức và góc báo chí

Để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển

06. 05. 2013 Tin tức và góc báo chí

Nhìn ra biển, con đường phát triển quả chứa đựng nhiều sự lựa chọn không dễ dàng. Hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển và chủ quyền rất cần sự năng động đi kèm tỉnh táo, sự tăng trưởng đi kèm với đáp ứng các nhu cầu dân sinh, môi sinh. Nhân dịp đầu năm 2011, TSKH. Nguyễn Văn Cư – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN đã chia sẻ với VFEJ.

-PV: Năm 2010 lĩnh vực B&HĐVN đã xây dựng được những gì làm tiền đề để từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về B&HĐ, thưa TS.                                     

-TSKH. Nguyễn Văn Cư :  Năm 2010 là năm đầu thực hiện lộ trình đến năm 2020 về việc hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về biển và hải đảo. Với chức năng được giao, Tổng cục B&HĐ đã tham mưu giúp Bộ TN&MT xây dựng và ban hành nhiều văn bản quan trọng như các Thông tư quy định kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát biển và hải đảo; Quy định kỹ thuật khảo sát điều tra tổng hợp TN&MT biển bằng tàu biển; Thông tư Quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo; Quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia; Quy định kỹ thuật cho 11 công tác điều tra địa chất khoáng sản biển và hải đảo; Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục B&HĐ trực thuộc Sở TN&MT… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, bước đầu góp phần thực thi cơ chế QLTH và thống nhất về biển.

Hiện nay, Tổng cục cùng với Bộ hợp tác với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp xây dựng và hoàn thiện luật Bảo vệ TN&MT biển. Bên cạnh đó, khẩn trương nghiên cứu các luận cứ để xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng không gian biển.

Ngoài ra, năm 2010 cũng ghi đấu ấn đậm nét với nhiều sự kiện lớn như Festival biển và hải đảo; Hội nghị KH-CN phục vụ quản lý Nhà nước về B&HĐ VN; Hội thảo quốc tế về biển Đông lần 2…

– Muốn phát huy vai trò của B&HĐ chúng ta phải làm gì và đang gặp phải khó khăn gì, thưa TS?

 -TSKH. Nguyễn Văn Cư: Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Chiến lược biển xác định: Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bộ TN-MT đã giao cho Tổng cục B&HĐ xây dựng Chiến lược “Phát triển bền vững biển và hải đảo’’, nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của biển, vùng ven biển và hải đảo, đồng thời, đảm bảo quốc phòng an ninh, làm chủ vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

 -Tuy nhiên, một trong những trở ngại của chúng ta là công tác quản lý B&HĐ vẫn còn tồn tại những bất cập. Việc khai thác tài nguyên biển, khai thác mặt nước, không gian biển thiếu những văn bản quy phạm pháp luật quy định. Vì vậy, nhiệm vụ của Tổng cục B&HĐ là phải tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về B&HĐ để xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về biển, đảo; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý B&HĐ; Xây dựng hệ thống quan trắc tổng hợp TN-MT, khí tượng thủy văn biển; Xây dựng bến đỗ cho đội tàu nghiên cứu, khảo sát biển…Tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài như hợp tác quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi đang xây dựng Dự thảo “Luật Bảo vệ TN-MT B&HĐ”. Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2011.

-Phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo là 2 yếu tố không thể tách rời, thưa ông?

-TSKH. Nguyễn Văn Cư: Đúng vậy!. Nói đến biển ta phải nói đến khó khăn của tự nhiên, tính phức tạp của không gian biển, trong đó chứa đựng những tranh chấp về chủ quyền, nên phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo phải đặt trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời… Đối với ngư dân đánh bắt hải sản ngoài khơi, Chính phủ cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ họ và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục họ ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ người dân trên các hải đảo, Chính phủ cũng cần xem xét ưu tiên đầu tư cho các lực lượng quản lý Nhà nước hoạt động trên biển như BĐBP, Hải quân, tìm kiếm cứu nạn để giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và đảm bảo an toàn trên biển, đảo.

 Đặc biệt, chúng ta cần tập trung tuyên truyền cho nhân dân, nhất là lớp trẻ, để họ ngày càng hiểu rõ hơn về  vai trò vị thế của biển, chủ quyền biển, đảo của đất nước, phải hiểu thế nào là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, hiểu biết về lịch sử và pháp lý chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, cùng với lòng tự tôn dân tộc là lòng yêu biển, bám biển, vươn ra biển xa.

 Nước ta đã và đang phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển. Vậy theo TS, để xây dựng một nền khoa học công nghệ biển hiện đại, thời gian tới nên có giải pháp nào?

-TSKH. Nguyễn Văn Cư: Việt Nam không thể tiến ra biển theo lối tư duy nhỏ lẻ, với một hạm đội “thuyền thúng” mà phải chấp nhận đầu tư lớn và khai thác biển cũng phải được xây dựng thành một nền công nghiệp biển theo hướng CNH-HĐH. Cần xây dựng một nền khoa học công nghệ biển hiện đại.

Để phát triển một nền kinh tế biển mạnh, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế, cần có một phương thức quản lý biển tổng hợp đảm bảo được an ninh sinh thái và an sinh xã hội ở các vùng biển, đảo và vùng ven biển.

Quy hoạch không gian biển theo hướng  phát triển kinh tế biển cần đặt trong tư duy tổng thể phát triển hệ thống đảo và từng vùng biển. Đối với các cụm đảo nhỏ hoang sơ, nên phát triển kinh tế đảo với bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái biển đảo. Đối với các cụm đảo lớn, nên xây dựng các trung tâm kinh tế có bán kính ảnh hưởng ra vùng xung quanh và là những cực tiếp nối quan trọng trong bình đồ tổ chức không gian biển.

-Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại về khai thác biển từ việc đẩy mạnh HTQT về biển.
– Điều quan trọng là cả Nhà nước và người dân cần sớm thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển, đảo. Tư duy này đòi hỏi phải chủ động để đối mặt với biển, phải có bản năng chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy, mục tiêu “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” mà NQ của BCHTWƯ Đảng về Chiến lược biển VN mới có khả năng thành hiện thực.

Vậy, để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này, cần phải đầu tư như thế nào, thưa TS.?

 -TSKH. Nguyễn Văn Cư: Nhìn ra biển, con đường phát triển quả chứa đựng nhiều sự lựa chọn không dễ dàng. Hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo rất cần sự năng động, sáng tạo đi kèm với đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò và vị thế của biển, hải đảo. Nắm bắt được các quy luật tự nhiên của biển cả và đại dương. Muốn vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực biển, đầu tư có tính đột phá cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị điều tra cơ bản, giám sát TNMT biển, hải đảo như Hệ thống trạm quan trắc tổng hợp TNMT biển, Hệ thống trạm Rađa biển, đội tàu điều tra nghiên cứu biển, Phóng thí nghiệm B&HĐ…

Hồng Minh (Thực hiện)

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh